Kinh tế Hàn_Quốc

Bài chi tiết: Kinh tế Hàn Quốc
Hyundai, một trong bốn tập đoàn đa ngành lớn (Big Four) của Hàn Quốc cùng với Samsung, LGSK.Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn.Tòa tháp Lotte World Tower ở Seoul, tòa nhà cao thứ 5 trên thế giới.Trụ sở chính của tập đoàn Samsung - Samsung Town, tọa lạc tại trung tâm thủ đô Seoul.

Hàn Quốc sở hữu một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (được xây dựng trên nền tảng của kinh tế thị trường), hỗn hợp, tự do, ít có sự can thiệp của chính phủphát triển cao bậc nhất Châu Á. Hiện nay Hàn Quốc đã được xếp vào nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Cùng với các nền kinh tế của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài LoanSingapore, kinh tế Hàn Quốc được các nhà kinh tế học xem như là một ví dụ tiêu biểu về lợi ích của chủ nghĩa tư bản tự vận hành.

Đầu những năm 1950, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèochâu Phichâu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 11 trên thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới).

Kinh tế Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới từ đầu những năm 1960 cho đến cuối những năm 1990, và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập niên 2000, do đó Hàn Quốc cùng với các quốc gia và Đặc khu hành chính Hồng Kông, SingaporeĐài Loan thường được ví như "Bốn con Rồng của Châu Á".[153]

Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo: tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường, giảm bớt quyền lực của các nhà tài phiệt nắm giữ các tập đoàn lớn, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trịkinh doanh. Mặt khác, chính phủ đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003). Hàn Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong thập niên 2010, đạt mức từ 6,2% đến 8% trong năm 2010 [154], tuy vậy đến năm 2016 đã tụt xuống chỉ còn hơn 2,6%.

Từ những năm 1970, nhiều công ty, tập đoàn lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Những tập đoàn Tài phiệt khổng lồ (Chaebol), do các gia tộc kỹ nghệ đại tư bản (kế thừa và phát triển trực tiếp theo mô hình từ các tài phiệt của Nhật Bản) điều hành, kiểm soát, nắm trong tay quyền lực và khả năng chi phối nền kinh tế Hàn Quốc qua nhiều thế hệ có thể kể tới như Samsung, Hyundai, Kia, LG, Lotte, CJ, SK, Shinsegae hay Daewoo. Việt Nam mới chỉ được làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc, ngoài lĩnh vực chính là công nghệ, Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương mại điện tửbất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á, nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo, Chaebol từng một thời có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn mạnh bậc nhất đối với nền kinh tế xứ Hàn đã sụp đổ, phải tái cơ cấu và buộc phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ[155]. Ngoài những cái tên quen thuộc, phổ biến kể trên ra, Hàn Quốc còn là quê hương của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới khác, có thể kể đến như: KT (viễn thông), Pantech (điện tử tiêu dùng), SsangYong, Genesis (xe hơi), Hanwha (bảo hiểm - tài chính), Posco (thép), Doosan, Kumho Asiana, Hyosung (công nghiệp), Hanjin (vận tải), Tous les Jours (thực phẩm), Shinhan (ngân hàng), Coupang[156] (thương mại điện tử), CGV (điện ảnh, kinh doanh cụm rạp chiếu phimdịch vụ giải trí),...

Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã tiến hành bắt giữ và truy tố hơn 100 người, trong đó có một cựu quan chức nhà nước hàng đầu trong vụ tham nhũng trong một vụ bê bối trên xác nhận an toàn giả mạo cho các bộ phận trong lò phản ứng hạt nhân của mình. Nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á đã phải từng phải ngừng hoạt động một loạt các lò phản ứng hạt nhân do các tài liệu giả mạo vào cuối năm 2012. Ngành công nghiệp hạt nhân của Hàn Quốc đã bị chỉ trích vì hoạt động của nó diễn ra rất bí ẩn, dẫn đến nạn tham nhũng của các quan chức liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn. Do các nhà máy hạt nhân này sản xuất một phần ba lượng điện năng của Hàn Quốc nên các quan chức cho biết họ sẽ chỉ kiểm tra và thay thế các bộ phận, chứ không phải là loại bỏ dần chúng[157]. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn là quốc gia sản xuất điện hạt nhân đứng thứ năm trên thế giới tính đến năm 2010[cập nhật].[158]

Giao thông

Hàn Quốc đã phát triển thành công tàu cao tốc HEMU 430X, có thể di chuyển với tốc độ hơn 430 km/giờ (267 dặm/giờ), qua đó đã đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới sau Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc phát triển được loại tàu cao tốc có thể chạy với vận tốc lên tới hơn 420 km/giờ trên đường ray thông thường.

Hàn Quốc sở hữu một mạng lưới giao thông tiên tiến, tinh vi và hiện đại bao gồm có các tuyến đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, xe buýt, dịch vụ phà và các tuyến đường hàng không trải dài khắp đất nước. Korea Expressway Corporation là tập đoàn vận hành hệ thống đường cao tốc thu phí và các tiện nghi dịch vụ trên đường. Korail điều hành hệ thống đường sắt tại tất cả các thành phố lớn của Hàn Quốc. Hai tuyến đường sắt là Tuyến Gyeongui và Tuyến DongHae-Bukbu đi Bắc Triều Tiên hiện đang được kết nối lại. Hệ thống đường sắt cao tốc của Hàn Quốc, KTX, cung cấp dịch vụ đường sắt tốc độ cao dọc theo các tuyến GyeongbuHonam. Cả sáu thành phố lớn nhất của Hàn Quốc - Seoul, Busan, Daegu, Gwangju, DaejeonIncheon - đều có hệ thống tàu điện ngầm. Hệ thống xe buýt tốc độ cao cũng có mặt ở hầu hết các thành phố trên cả nước.[159]

Tàu cao tốc KTX tại Hàn Quốc.

Sân bay lớn nhất của Hàn Quốc là Sân bay quốc tế Incheon, phục vụ trên 60 triệu hành khách trong năm 2016 [160]. Các sân bay quốc tế khác bao gồm có: Gimpo, Busan và Jeju. Hãng hàng không quốc gia, Korean Air đã phục vụ tổng cộng hơn 30 triệu hành khách, trong đó bao gồm gần 20 triệu hành khách quốc tế trong năm 2016 [161]. Hãng hàng không lớn thứ hai, Asiana Airlines cũng phục vụ các chuyến bay trong nước và quốc tế. Các hãng hàng không nhỏ hơn, chẳng hạn như Jeju Air, cung cấp dịch vụ bay nội địa với giá vé thấp hơn.[162]

Du lịch

Di sản thế giới Phật Quốc tự.Cảnh Phúc cung tại Seoul, một địa điểm thu hút khách du lịch.

Trong năm 2016, Hàn Quốc đã đón tổng cộng trên 17 triệu lượt khách du lịch tới từ nước ngoài [163], trong đó có 167.143 tới từ Việt Nam, xếp thứ 9 trong số tất cả các quốc gia.

Ngành du lịch Hàn Quốc được phát triển, quảng bá và thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự phổ biến của nhạc K-pop và phim truyền hình Hàn Quốc, đặc biệt là tại khu vực Đông ÁĐông Nam Á (Làn sóng Hàn Quốc), văn hóa truyền thống, ẩm thựccảnh quan môi trường tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hàn_Quốc http://www.globalresearch.ca/south-koreas-armed-fo... http://www.rom.on.ca/news/releases/public.php?medi... http://chr.sagepub.com.ezproxy.library.ubc.ca/cont... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-11/2... http://mistletoe.co/index.html http://www.allacademic.com/meta/p_mla_apa_research... http://www.ameinfo.com/66004.html http://www.brecorder.com/world/global-business-a-e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/322280/S... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2010/...